FAIRY FRIDAY

di Nguyen Hong Anh

Bạn có còn nhớ kỉ niệm thời thơ ấu gọi 1080 nghe các cô tổng đài kể truyện cổ tích cho nghe? Có một cái gì đó rất thú vị, rất khác khi nghe những câu chuyện từ một ai đó khác với giọng thân thuộc của Bà hay Mẹ thủ thỉ hằng đêm... Fairy Friday góp nhặt những câu chuyện cổ tích từ khắp nơi trên thế giới. Có những truyện nội dung rất quen, nhưng tới từ một đất nước hoàn toàn khiến bạn bất ngờ. Có những truyện bạn chưa nghe bao g ...   ...  Leggi dettagli

Episodi del podcast

  • Tập Sáu. Thần thoại Hy Lạp III.

    Tập Sáu. Thần thoại Hy Lạp III.

    Fairy Friday #6 sẽ khép lại câu chuyện về Theseus: chàng đã đánh bại con quái vật Minotaur và tìm được cách thoát khỏi mê cung dưới lòng đất mà Daedalus đã xây dựng như thế nào. Ngoài ra, cuối cùng sau rất nhiều năm, vế cuối cùng của lời tiên tri từ phiến đá Delphi cũng trở thành sự thật. Tuần sau series Thần thoại Hy Lạp sẽ tiếp tục bằng một mạch truyện rất khác, với nhân vật chính là Hera - vị nữ thần quyền lực nhất trên đỉnh Olympus, tượng trưng cho hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Với tính cách nóng nảy, ghen tuông, cộng với quyền lực trong tay; Hera đã tạo nên oán hận giữa nhiều vị thần và cả các thế hệ con cháu sau này của họ. Bù lại, chúng ta sẽ có những câu chuyện lớn và nhỏ hết sức thú vị để nghe và ngẫm nghĩ.

  • Tập Năm. Thần thoại Hy Lạp II.

    Tập Năm. Thần thoại Hy Lạp II.

    Icarus thường được nhắc tới như một bài học về thói ngạo mạn khi bay cùng đôi cánh sáp tới quá gần mặt trời với ước vọng được đứng cao hơn những vị thần ngự trị trên đỉnh Olympus, làm cho đôi cánh tan chảy dưới sức nóng khiến chàng rơi xuống biển mà chết. Tuy nhiên, ít ai biết được tại sao Icarus lại mang đôi cánh này từ ban đầu, và Daedalus - cha anh - chính là người làm ra nó. Daedalus được vinh danh là kẻ sáng chế thiên tài, có trí thông minh khác xa người phàm. Không chỉ phát minh ra đôi cánh sáp, Daedalus còn trực tiếp xây mê cung khổng lồ bằng đá dưới lòng đất đầu tiên trên thế giới cho Vua Minos để nhốt con quái vật nửa người nửa thú Minotaur (mà chúng ta đã nhắc tới ở tập I), và gián tiếp gây nên cái chết đau đớn cho rất nhiều người. Tập II của series Thần thoại Hy Lạp kể chi tiết câu chuyện về Daedalus và con trai Icarus kèm câu hỏi bỏ ngỏ: đây là một thiên tài bị ám ảnh với công việc, hay là kẻ tàn nhẫn không màng tới hậu quả do chính những phát minh của mình gây nên?

  • Tập Bốn. Thần thoại Hy Lạp I.

    Tập Bốn. Thần thoại Hy Lạp I.

    Thần thoại Hy Lạp (Greek Mythology) là một di sản văn hoá đồ sộ của người dân Hy Lạp, nói về các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới, và nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, các nghi lễ tôn giáo của họ. Nó đồ sộ đến mức, nếu bạn chọn một nhánh truyện để kể, thì cứ mỗi chi tiết nêu tên một nhân vật bất kỳ, lại phải kể thêm một câu chuyện bên lề giải thích về nhân vật đó. Fairy Friday mở chương đầu tiên của Thần thoại Hy Lạp với anh hùng Theseus, nhưng không phải với việc chàng giết chết con quái vật Minotaur nổi tiếng. Hãy lội ngược dòng thời gian tìm hiểu Theseus được sinh ra như thế nào, bởi mối thù giữa chàng và Minotaur là mối thù giữa hai gia đình, và đã bắt đầu từ rất lâu trước đó.

  • Tập Ba. Trung Quốc & Scotland.

    Tập Ba. Trung Quốc & Scotland.

    Hai câu chuyện ấm áp về tình bạn và tình người, mặc dù nhân vật chính đều bao gồm những người … đã chết! Câu chuyện thứ nhất đưa cho bạn một bí quyết nho nhỏ: nếu như muốn gặp may mắn, ăn sung mặc sướng mà chẳng tốn mấy công; hãy luôn mang theo một bình rượu ngon bên mình và thơm thảo mời người lạ. Câu chuyện thứ hai chứng minh rằng, việc giúp đỡ người khác và bản thân, hay nói cách khác, việc cho đi và nhận lại có thể xảy ra… cùng một lúc!

  • Tập Hai. Va-si-li-sa Xinh Đẹp và Tấm Cám

    Tập Hai. Va-si-li-sa Xinh Đẹp và Tấm Cám

    Tuần này sẽ là hai truyện cổ tích tới từ Nga và Việt Nam. Chúng có rất nhiều sự tương đồng: về những bà mẹ kế ác độc, những cô gái xinh đẹp tốt bụng luôn được giúp đỡ bởi phép nhiệm màu, và đặc biệt cả hai chuyện đều có nét kì bí, những chi tiết mang hơi hướng kinh dị nhưng đều có cái kết có hậu. Một cái kết có hậu là nguyên tắc bất di bất dịch của truyện cổ tích, phải không nhỉ!